Monday, January 20, 2014
Người đã sáu mươi tuổi và chưa đạt đến Niết Bàn
Người đã sáu mươi tuổi và chưa đạt đến Niết Bàn. Người sẽ già bảy mươi, tám mươi và anh với tôi sẽ lớn lên và già như người, tập được nhịn đói và thiền quán, nhưng chúng ta sẽ không đạt đến Niết Bàn, người cũng như chúng ta. Thiện Hữu ơi, tôi tin rằng giữa các Sa Môn, có thể không được ai vào Niết Bàn cả. Chúng ta tìm thấy an ủi, chúng ta học những mánh lới tự lừa dối chúng ta, nhưng điều cốt yếu - Chính Đạo – ta không tìm thấy. - Đừng nói gở như thế Tất Đạt ơi! Làm sao có thể tin rằng giữa bao nhiêu người học thức, giữa bao nhiêu người Bà La Môn, bao nhiêu Sa Môn xứng đáng và khắc khổ, giữa bao nhiêu người đi tìm, bao nhiêu người hy sinh cho đời sống nội tâm, bao nhiêu người thánh thiện ấy, lại chẳng có ai sẽ tìm ra Chính Đạo... Tất Đạt vẫn nói bằng một giọng chua chát pha lẫn chút phiền muộn. Có một vẻ gì buồn bã, một vẻ gì dí dỏm trong giọng nói của chàng: - Thiện Hữu, rồi bạn anh sẽ rời con đường của các Sa Môn mà trên đó nó đã du ngoạn với anh rất lâu. Tôi đau niềm khao khát và trên bước đường Sa Môn dài, niềm khao khát của tôi không hề thuyên giảm. Tôi luôn khao khát hiểu biết và luôn luôn tràn đầy những nghi vấn. Năm này qua năm khác tôi đã đi hỏi các vị Bà La Môn, hỏi những pho kinh thánh. Thiện Hữu ạ, có lẽ đi hỏi một chú lợn rừng hay một chị vượn cũng đáng và cũng thiêng liêng bằng. Tôi đã phí rất nhiều năm tháng nhưng vẫn chưa xong, để học được một điều này là: người ta không học được gì cả. Tôi tin rằng trong bản chất mỗi sự vật, có một cái gì mà chúng ta không thể học được. Thiện Hữu ơi, chỉ có một tri thức ở khắp nơi, là Đại ngã, trong tôi, trong anh và trong mọi sinh vật, và tôi bắt đầu tin rằng tri thức ấy không có một kẻ thù nào nghịch hơn là con người tri thức, hơn sự học. Đến đây Thiện Hữu dừng lại trên đường, đưa hai tay lên và nói: - Tất Đạt, đừng làm bạn anh phiền muộn với những câu chuyện như vậy. Thật thế, những lời của anh làm tôi xao động. Hãy suy nghĩ lại, những bài cầu nguyện của chúng ta, sự khả kính của các vị Bà La Môn, sự thiêng liêng của các Sa Môn sẽ có nghĩa gì nếu không có học thức như lời anh nói... Tất Đạt, mọi sự sẽ trở thành gì trên trái đất này, còn cái gì thánh thiện nữa, còn cái gì thiêng liêng và quý giá nữa... Thiện Hữu lẩm nhẩm một câu thơ, một câu kinh từ Áo Nghĩa Thư, “Kẻ mà linh hồn trong sạch thấm nhuần Đại ngã sẽ hiểu thánh ân không thể diễn tả bằng ngôn từ”. Tất Đạt im lặng. Chàng đắm chìm trong lời thơ mà Thiện Hữu vừa thốt ra. Phải – chàng đứng cúi đầu suy nghĩ – cái gì còn lại từ tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng... Cái gì còn lại... Cái gì được bảo tồn... Và chàng lắc đầu. Lúc hai người sống chung với các vị Sa Môn được chừng ba năm và cùng nhau tham dự những buổi thực tập, một hôm, họ bỗng nghe một tiếng đồn từ nhiều nguồn. Có một người đã xuất hiện, tên là Cồ Đàm, đức Như Lai, đức Phật. Người đã nhiếp phục được nỗi khổ của đời và làm ngưng được con đường sinh tử. Người lang thang khắp xứ để giảng đạo, các đồ đệ vây quanh. Không của cải, nhà cửa, vợ con. Người mặc một cái áo khoác màu vàng của nhà khổ hạnh, vừng trán cao và thánh thiện. Những người Bà La Môn và các hoàng tử nghiêng mình trước Người và trở thành học trò của Người. Tin ấy được đồn đãi ra xa và lan khắp. Những người Bà La Môn bàn về tin ấy trong thành thị, những Sa Môn bàn trong núi rừng, dần dần đến tai đôi bạn trẻ, có khi nghe hoan nghênh, có khi nghe phỉ báng. Cũng như khi một miền bị bệnh dịch hoành hành, và có một tin đồn rằng có một hiền nhân, một nhà thức giả, có thể dùng lời nói và hơi thở để chữa lành bệnh, khi tin ấy được bàn tán khắp nơi, sẽ có nhiều người ngờ vực, nhiều người đến tìm vị thánh nhân ấy tức khắc, cũng như thế, lời đồn đãi về đấng Cồ Đàm, đức Phật, dòng họ Thích Ca lan khắp xứ. Người có trí tuệ cao vời – người ta bảo: Người nhớ được tiền kiếp, đã đạt đến Niết Bàn và không còn luân hồi sinh tử, không chìm đắm trong dòng hình hài vẩn đục. Nhiều điều kỳ diệu và khó tin được đồn về Người rằng, Người đã làm phép thần thông, đã nhiếp phục được ma quỷ, đã chuyện trò với thần linh. Những đối thủ và những người hoài nghi thì bảo rằng Cồ Đàm ấy chỉ là một người lừa bịp biếng nhác, ông sống xa hoa, khinh thường tế tự, không có học thức và cũng không biết gì về sự tu hành ép xác khổ hạnh. http://xemphim1004.blogspot.com/
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment